CON NGƯỜI VÀ 9 CHỈ SỐ BẠN CẦN BIẾT (IQ, EQ, CQ, AQ ...)
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014
Để
thành công trong công việc và và thành đạt trong cuộc sống, có người
cho rằng quan trọng nhất là có chỉ số IQ cao, có người lại cho rằng chỉ
số EQ quan trong hơn ..v.v. Vậy, chỉ số IQ, EQ, CQ , ... là gì?
1. IQ (Intelligence Quotient) - Chỉ số thông minh:
Chỉ
số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó
AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các
nghiệm pháp (Tests) hình vẽ ... để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính
toán ...
Chỉ
số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính
trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng
một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục
theo phân bố Gauss.
IQ của chúng ta được phân loại như sau:
Chúng
ta mới thấy có những người thật "điêu ngoa", chửi người khác là "ngu",
nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi
họ bị chửi là "đần độn" mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.
2. EQ (Emotional Quotient) - Trí thông minh cảm xúc:
Người
ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề
bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà
có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản
thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà
Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn
thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và
kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm
được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn
những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể
trong làm việc việc hết sức quan trọng).
EQ
một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc
giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh
chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không
đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai
chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người
lại thiếu cả hai.
3. SQ (Social Quotient SQ) - Thông minh xã hội:
Rộng
hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận
thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng
xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một
khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng
chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
4. CQ (Creative Intelligence) - Trí thông minh sáng tạo:
Bất
cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn
mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một
khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá,
những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người
cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác
và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa
ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông
minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng,
chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và
công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ,
mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
5. PC (Passion Quotient) - Chỉ số say mê:
Là
bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để
đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê
(Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp
(Career Quotient CQ).
6. AQ (Adversity Quotient) - Chỉ số vượt khó:
AQ
là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua
nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó).
AQ là gì? đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn
của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm
ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những
chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào
AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai
là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến
cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người
không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu
hàng và chẳng làm nổi việc gì.
7. SQ (Speech Quotient) - Trình độ biểu đạt ngôn ngữ:
SQ
là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là
trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá
khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá
nhân.
8. MQ (Moral Quotient) - Chỉ số đạo đức:
Nhiều
người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral
Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận
chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.
9. StQ (Stupid Quotient) - Chỉ số ngu ngốc:
Một
chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết
tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra. Một
điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì
với các chỉ số kể trên.
ST
Bài Viết Này Thuộc Chủ Đề >>
IQ - Chỉ Số Thông Minh,
Kỹ Năng
Bình Luận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét