Home » Kỹ Năng
Ba bí mật về chỉ số EQ của nhân viên
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014
Trong thế giới nhân sự hiện nay, trí thông minh cảm xúc (đo bằng chỉ số
EQ) là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn nhân
viên.
Nếu như trước đây, các nhà tuyển dụng quan tâm đến chỉ số thông minh IQ, thì ngày nay, chỉ số thông minh cảm xúc EQ hấp dẫn họ hơn nhiều. Tuy nhiên, EQ vẫn còn là một chỉ số bí ẩn mà nhiều người chưa hiểu hết được. Liệu một người có chỉ số EQ cao sẽ là nhân viên lý tưởng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm hay không?
1. Chỉ số EQ cao giúp che giấu khuyết điểm
Một nghiên cứu của GS. Jochen Menges (Đại học Cambridge) cho thấy, khi một người diễn thuyết bằng một nội lực cảm xúc mạnh mẽ, khán giả có xu hướng ít soi xét và bắt lỗi nội dung diễn thuyết hơn. Đồng thời, vì bị ảnh hưởng bởi cảm xúc dâng tràn của diễn giả, khán giả cho rằng, mình ghi nhớ sâu sắc nội dung diễn thuyết, nhưng trong thực tế, những gì họ nhớ về bài diễn thuyết ít hơn họ nghĩ.
Đây là một điều cần hết sức chú ý với nhà tuyển dụng. Việc phỏng vấn những ứng viên có chỉ số EQ cao sẽ rất khó khăn, vì họ có khả năng cuốn người phỏng vấn vào dòng cảm xúc và làm người phỏng vấn quên đi nhiệm vụ đánh giá năng lực của ứng viên. Do đó, khi phỏng vấn những ứng viên loại này, nhà tuyển dụng nên hết sức ”đề phòng” và giữ thái độ nghiêm trang.
2. Chỉ số EQ cao cũng có thể “gây hại” cho môi trường làm việc
Những người có chỉ số thông minh cảm xúc EQ cao có khả năng che giấu cảm xúc thật của mình rất tốt. Họ cũng tự điều chỉnh xu hướng cảm xúc để được đồng nghiệp yêu mến hơn. Điều này có thể là một kỹ năng tốt, giúp cho tập thể trở nên hòa đồng hơn.
Tuy nhiên, nếu người có EQ cao theo đuổi những mục đích vị kỷ của cá nhân, họ có thể trở nên nguy hiểm, ảnh hưởng đến môi trường làm việc, vì khả năng kiểm soát và thông hiểu cảm xúc cho phép họ điều khiển người khác một cách dễ dàng.
Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ những nhân viên như thế này, doanh nghiệp nên có kế hoạch phân công công việc, đánh giá và khen thưởng hết sức rõ ràng và dựa trên những con số cụ thể. Các cơ sở đánh giá vững chắc sẽ là rào cản với những phương pháp làm việc và chịu trách nhiệm dựa trên cảm tính của nhân viên có chỉ số EQ cao.
3. Người có chỉ số EQ cao phù hợp với các ngành nghề nào?
Trong một nghiên cứu, các nhà tâm lý học Dana Joseph của Đại học Central Florida và Daniel Newman của Đại học Illinois phát hiện rằng, chỉ số EQ cao không phải lúc nào cũng đi đôi với hiệu quả làm việc. Trong những ngành nghề đòi hỏi sự tinh tế về cảm xúc, hiển nhiên trí thông minh cảm xúc cao sẽ giúp làm việc tốt hơn. Ví dụ như các nghề bán hàng, nhân viên môi giới bất động sản, nhân viên tư vấn và nhân viên chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, trong các ngành nghề đòi hỏi ít cảm xúc hơn, chỉ số EQ cao lại đi kèm với kết quả làm việc ít hiệu quả hơn. Ví dụ, trong các ngành cơ khí, khoa học hay kế toán. Việc tập trung quá nhiều vào cảm xúc chỉ khiến nhân viên trong các ngành này bị phân tâm và không dồn hết sức hoàn thành tốt công việc hiện tại.
Khi phỏng vấn ứng viên, hãy đặt ra các tình huống trong công việc và chú ý xem ứng viên sẽ giải quyết như thế nào, có sử dụng cảm tính nhiều hay không, để biết được ứng viên có phù hợp với công việc mà bạn đang đăng tuyển hay không.
Bài Viết Này Thuộc Chủ Đề >>
EQ - Chỉ Số Cảm Xúc, Kỹ Năng
Nếu như trước đây, các nhà tuyển dụng quan tâm đến chỉ số thông minh IQ, thì ngày nay, chỉ số thông minh cảm xúc EQ hấp dẫn họ hơn nhiều. Tuy nhiên, EQ vẫn còn là một chỉ số bí ẩn mà nhiều người chưa hiểu hết được. Liệu một người có chỉ số EQ cao sẽ là nhân viên lý tưởng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm hay không?
Trí thông minh cảm xúc (đo bằng chỉ số EQ) là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn nhân viên |
Một nghiên cứu của GS. Jochen Menges (Đại học Cambridge) cho thấy, khi một người diễn thuyết bằng một nội lực cảm xúc mạnh mẽ, khán giả có xu hướng ít soi xét và bắt lỗi nội dung diễn thuyết hơn. Đồng thời, vì bị ảnh hưởng bởi cảm xúc dâng tràn của diễn giả, khán giả cho rằng, mình ghi nhớ sâu sắc nội dung diễn thuyết, nhưng trong thực tế, những gì họ nhớ về bài diễn thuyết ít hơn họ nghĩ.
Đây là một điều cần hết sức chú ý với nhà tuyển dụng. Việc phỏng vấn những ứng viên có chỉ số EQ cao sẽ rất khó khăn, vì họ có khả năng cuốn người phỏng vấn vào dòng cảm xúc và làm người phỏng vấn quên đi nhiệm vụ đánh giá năng lực của ứng viên. Do đó, khi phỏng vấn những ứng viên loại này, nhà tuyển dụng nên hết sức ”đề phòng” và giữ thái độ nghiêm trang.
2. Chỉ số EQ cao cũng có thể “gây hại” cho môi trường làm việc
Những người có chỉ số thông minh cảm xúc EQ cao có khả năng che giấu cảm xúc thật của mình rất tốt. Họ cũng tự điều chỉnh xu hướng cảm xúc để được đồng nghiệp yêu mến hơn. Điều này có thể là một kỹ năng tốt, giúp cho tập thể trở nên hòa đồng hơn.
Tuy nhiên, nếu người có EQ cao theo đuổi những mục đích vị kỷ của cá nhân, họ có thể trở nên nguy hiểm, ảnh hưởng đến môi trường làm việc, vì khả năng kiểm soát và thông hiểu cảm xúc cho phép họ điều khiển người khác một cách dễ dàng.
Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ những nhân viên như thế này, doanh nghiệp nên có kế hoạch phân công công việc, đánh giá và khen thưởng hết sức rõ ràng và dựa trên những con số cụ thể. Các cơ sở đánh giá vững chắc sẽ là rào cản với những phương pháp làm việc và chịu trách nhiệm dựa trên cảm tính của nhân viên có chỉ số EQ cao.
3. Người có chỉ số EQ cao phù hợp với các ngành nghề nào?
Trong một nghiên cứu, các nhà tâm lý học Dana Joseph của Đại học Central Florida và Daniel Newman của Đại học Illinois phát hiện rằng, chỉ số EQ cao không phải lúc nào cũng đi đôi với hiệu quả làm việc. Trong những ngành nghề đòi hỏi sự tinh tế về cảm xúc, hiển nhiên trí thông minh cảm xúc cao sẽ giúp làm việc tốt hơn. Ví dụ như các nghề bán hàng, nhân viên môi giới bất động sản, nhân viên tư vấn và nhân viên chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, trong các ngành nghề đòi hỏi ít cảm xúc hơn, chỉ số EQ cao lại đi kèm với kết quả làm việc ít hiệu quả hơn. Ví dụ, trong các ngành cơ khí, khoa học hay kế toán. Việc tập trung quá nhiều vào cảm xúc chỉ khiến nhân viên trong các ngành này bị phân tâm và không dồn hết sức hoàn thành tốt công việc hiện tại.
Khi phỏng vấn ứng viên, hãy đặt ra các tình huống trong công việc và chú ý xem ứng viên sẽ giải quyết như thế nào, có sử dụng cảm tính nhiều hay không, để biết được ứng viên có phù hợp với công việc mà bạn đang đăng tuyển hay không.
Thu Trà
Bình Luận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét