Home » Kỹ Năng
Chỉ số vượt khó - AQ
Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014
"Điều gì tạo nên những con người thành công và điều gì quyết định sự thất bại?". Tại sao có những người có thể thành công hơn những người khác khi đối mặt với môi trường làm việc khó khăn?
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... hay gọi là chỉ số vượt khó)
Bài Viết Này Thuộc Chủ Đề >>
AQ - Chỉ Số Vượt Khó, Kỹ Năng
Tác giả: Tiến sĩ Paul G.Stoltz
Năm xuất bản: 2012
Người dịch: Nguyễn Thanh Thủy
Nhà xuất bản: Lao động Xã hội
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... hay gọi là chỉ số vượt khó)
Theo tiến sĩ
Paul Stoltz, một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về khả năng
vượt khó của con người thì câu trả lời nằm ở khả năng khắc phục khó khăn
trong cuộc sống của mỗi người.
Theo ông thì khả năng vượt khó được tích lũy từ khi còn bé, tích lũy thông qua những thử thách lớn, bé mà ta phải đối mặt hàng ngày. Với hơn 40 năm nghiên cứu, tiến sỹ Stoltz đã chứng minh được rằng khi phải đối phó lại với những nghịch cảnh thì đó chính là cơ hội để rèn luyện và tăng khả năng kiểm soát để đối mặt với bất kỳ tình huống nào xảy ra.Sự nỗ lực có giá trị nhất không phải là khi mọi thứ đến với bạn dễ dàng mà chính là lúc bạn gặp phải khó khăn nhất
Những người có khả năng vượt khó thấp khi đối mặt với nghịch cảnh thường trở lên yếu đuối thậm chí vô dụng. Không những thế, những người này sẽ không giám chịu trách nhiệm về những hành động của mình và họ dường như thấy rằng mình không thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
Trường hợp bị sa thải là một ví dụ, có người sẽ nhanh chóng vượt qua và nhận thấy rằng đây là một cơ hội để có thể thay đổi, còn với những người khác thì họ thấy mình là nạn nhân. Họ cảm thấy bất lực và không thể vượt qua vì thế việc buông xuôi thường dễ xảy ra hơn là việc phấn đấu để cải thiện cuộc sống.
Doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực là những người lạc quan, nhìn nhận những khó khăn là cơ hội thì doanh nghiệp đó không chỉ nâng cao năng suất, công suất lao động, tinh thần làm việc mà còn tích lũy được thêm kinh nghiệm, giảm chi phí nhân công.
Ngược lại, với doanh nghiệp có công nhân và cả lãnh đạo là những người không có khả năng kiểm soát nghịch cảnh sẽ nhanh chóng cảm thấy quá sức, sẽ rút lui và có thể buông xuôi mọi việc. Theo quan điểm của Stolt, chỉ những cá nhân và tổ chức có thể xử lý nghịch cảnh tốt thì họ sẽ tiếp tục thành công.
Stolt đưa ra gợi ý có 4 phần cơ bản để đánh giá khả năng vượt qua nghịch cảnh mà ông gọi là “chỉ số vượt khó” hay “AQ”:
Vượt qua nghịch cảnh với 4 bước cơ bản (chiến lược LEAD)
Rất may khoa học đã chỉ ra rằng, với những nỗ lực thì bạn có thể thay đổi được thái độ tiêu cực, nâng cao khả năng đương đầu với những khó khăn. Stoltz cung cấp một chiến lược đơn giản có thể giúp bạn giảm thiểu những phản ứng tiêu cực và giúp bạn tăng cường kiểm soát và hành động. Chiến lược này được gọi là LEAD bao gồm 4 bước và được trình bày dưới đây:
1. L = listen = lắng nghe
Điều đầu tiên để có thể đưa ra một quyết định khôn ngoan khi đối diện với nghịch cảnh là bạn phải lắng nghe chính mình. Học cách cảm nhận nguy hiểm trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát. Và bạn cũng phải xác định xem liệu chỉ số AQ của bạn là cao hay thấp. Nếu AQ thấp thì cần nhiều thời gian để suy nghĩ để đưa ra những phản ứng tích cực hơn. Cần chú ý là nghịch cảnh chính nó giúp bạn nhanh chóng nâng cao khả năng phản ứng của bạn.
2. E = explore = khám phá
Khám phá ở đây bao gồm cả việc tìm hiểu nguồn gốc và chủ động tìm các giải pháp để làm chủ tình hình. Nếu một cá nhân không có tính tự chủ thì họ sẽ không hành động. Những người có chỉ số AQ cao cũng có thể đổ lỗi cho tình huống nhưng cũng không vì thế mà ngừng hành động.
3. A = analyze = phân tích
Điều quan trọng để kiểm soát nghịch cảnh là từng bước phân tích thông qua những chứng cứ thực tế hoặc thông qua các tình huống giả định. Bạn cần phải kiểm tra và xem xét bất cứ yếu tố nào gây cản trở đến bạn. Hãy đối diện với nghịch cảnh để cải thiện tình hình chứ đừng nên trốn tránh nó.
4. D = do something = làm điều gì đó
Hãy hành động nhưng cần thận trọng. Hãy suy nghĩ mình cần thông tin gì, cần hành động ra sao để giúp vượt qua được nghịch cảnh. Những câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào, những câu hỏi tại sao luôn cần thiết để có thể giúp bạn tìm ra lời giải đáp. Đừng dừng lại ở việc liệt kê các hành động mà hãy thực hiện nó.
Mọi người ít nhiều đều phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Những thách thức mà chúng ta gặp phải không phải để chúng ta phải đắm chìm trong những ý nghĩ tiêu cực và tuyệt vọng. Hãy tham khảo chiến lược đơn giản “LEAD” của Stoltz đã nêu trên để nâng cao khả năng tự kiểm soát cuộc sống của chính mình.
Theo ông thì khả năng vượt khó được tích lũy từ khi còn bé, tích lũy thông qua những thử thách lớn, bé mà ta phải đối mặt hàng ngày. Với hơn 40 năm nghiên cứu, tiến sỹ Stoltz đã chứng minh được rằng khi phải đối phó lại với những nghịch cảnh thì đó chính là cơ hội để rèn luyện và tăng khả năng kiểm soát để đối mặt với bất kỳ tình huống nào xảy ra.Sự nỗ lực có giá trị nhất không phải là khi mọi thứ đến với bạn dễ dàng mà chính là lúc bạn gặp phải khó khăn nhất
Những người có khả năng vượt khó thấp khi đối mặt với nghịch cảnh thường trở lên yếu đuối thậm chí vô dụng. Không những thế, những người này sẽ không giám chịu trách nhiệm về những hành động của mình và họ dường như thấy rằng mình không thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
Trường hợp bị sa thải là một ví dụ, có người sẽ nhanh chóng vượt qua và nhận thấy rằng đây là một cơ hội để có thể thay đổi, còn với những người khác thì họ thấy mình là nạn nhân. Họ cảm thấy bất lực và không thể vượt qua vì thế việc buông xuôi thường dễ xảy ra hơn là việc phấn đấu để cải thiện cuộc sống.
Doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực là những người lạc quan, nhìn nhận những khó khăn là cơ hội thì doanh nghiệp đó không chỉ nâng cao năng suất, công suất lao động, tinh thần làm việc mà còn tích lũy được thêm kinh nghiệm, giảm chi phí nhân công.
Ngược lại, với doanh nghiệp có công nhân và cả lãnh đạo là những người không có khả năng kiểm soát nghịch cảnh sẽ nhanh chóng cảm thấy quá sức, sẽ rút lui và có thể buông xuôi mọi việc. Theo quan điểm của Stolt, chỉ những cá nhân và tổ chức có thể xử lý nghịch cảnh tốt thì họ sẽ tiếp tục thành công.
Stolt đưa ra gợi ý có 4 phần cơ bản để đánh giá khả năng vượt qua nghịch cảnh mà ông gọi là “chỉ số vượt khó” hay “AQ”:
1. Khả năng kiểm soát:
Đây là một trong những nhân tố quan trọng mà chỉ ra cách một cá nhân phản ứng lại và đương đầu với nghịch cảnh. Nó đánh giá khả năng kiếm soát và hạn chế những bất lợi chi phối đến cuộc sống, nó đánh giá sự quyết tâm, kiên cường đối mặt với nghịch cảnh.2. Tính tự chủ:
Tinh thần trách nhiệm thúc đẩy hành động. Những người có chỉ số vượt khó cao sẽ cảm thấy họ có trách nhiệm xử lý các tình huống khó khăn bất kể nguyên nhân của nó là gì. Họ luôn nhận thức mình phải có trách nhiệm để cải thiện tình hình. Ngược lại, những người có chỉ số vượt khó thấp thường chốn tránh trách nhiệm, tinh thần yếu ớt và luôn cho mình là nạn nhân cần sự giúp đỡ.3. Giữ khoảng cách và cô lập các bất lợi:
Giữ khoảng cách và đặt những nghịch cảnh trong tầm kiểm soát là cách cần thiết và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề. Những người có chỉ số vượt khó cao thường giữ được khoảng cách an toàn và chặn đứng được các khó khăn, không để chúng làm ảnh hướng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của họ. Thậm chí, khi ở trong những tình huống ngoài tầm kiểm soát, thì những người có chỉ số vượt khó cao cũng chỉ bị ảnh hưởng ở một mặt nào đó, không để nó tác động tiêu cực đến các mặt khác không liên quan. Những người có chỉ số vượt khó thấp thường có những suy nghĩ tiêu cực và thường để những tình huống khó khăn tác động đến cuộc sống, từ những khó khăn này làm ảnh hưởng đến những mặt không liên quan khác làm các vấn đề càng trở nên phức tạp.4. Sức chịu đựng, tinh thần lạc quan:
Ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, những người có chỉ số vượt khó cao thường có một khả năng đặc biệt để có thể vượt qua nghịch cảnh, nuôi hy vọng và luôn lạc quan vào tương lai. Còn những người có chỉ số vượt khó thấp dường như tin vào định mệnh, thường nghĩ những khó khăn này sẽ tồn tại và ảnh hưởng đến cuộc sống trong một thời gian rất dài, thậm chí là vĩnh viễn.Vượt qua nghịch cảnh với 4 bước cơ bản (chiến lược LEAD)
Rất may khoa học đã chỉ ra rằng, với những nỗ lực thì bạn có thể thay đổi được thái độ tiêu cực, nâng cao khả năng đương đầu với những khó khăn. Stoltz cung cấp một chiến lược đơn giản có thể giúp bạn giảm thiểu những phản ứng tiêu cực và giúp bạn tăng cường kiểm soát và hành động. Chiến lược này được gọi là LEAD bao gồm 4 bước và được trình bày dưới đây:
1. L = listen = lắng nghe
Điều đầu tiên để có thể đưa ra một quyết định khôn ngoan khi đối diện với nghịch cảnh là bạn phải lắng nghe chính mình. Học cách cảm nhận nguy hiểm trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát. Và bạn cũng phải xác định xem liệu chỉ số AQ của bạn là cao hay thấp. Nếu AQ thấp thì cần nhiều thời gian để suy nghĩ để đưa ra những phản ứng tích cực hơn. Cần chú ý là nghịch cảnh chính nó giúp bạn nhanh chóng nâng cao khả năng phản ứng của bạn.
2. E = explore = khám phá
Khám phá ở đây bao gồm cả việc tìm hiểu nguồn gốc và chủ động tìm các giải pháp để làm chủ tình hình. Nếu một cá nhân không có tính tự chủ thì họ sẽ không hành động. Những người có chỉ số AQ cao cũng có thể đổ lỗi cho tình huống nhưng cũng không vì thế mà ngừng hành động.
3. A = analyze = phân tích
Điều quan trọng để kiểm soát nghịch cảnh là từng bước phân tích thông qua những chứng cứ thực tế hoặc thông qua các tình huống giả định. Bạn cần phải kiểm tra và xem xét bất cứ yếu tố nào gây cản trở đến bạn. Hãy đối diện với nghịch cảnh để cải thiện tình hình chứ đừng nên trốn tránh nó.
4. D = do something = làm điều gì đó
Hãy hành động nhưng cần thận trọng. Hãy suy nghĩ mình cần thông tin gì, cần hành động ra sao để giúp vượt qua được nghịch cảnh. Những câu hỏi: cái gì, ở đâu, khi nào, những câu hỏi tại sao luôn cần thiết để có thể giúp bạn tìm ra lời giải đáp. Đừng dừng lại ở việc liệt kê các hành động mà hãy thực hiện nó.
Mọi người ít nhiều đều phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Những thách thức mà chúng ta gặp phải không phải để chúng ta phải đắm chìm trong những ý nghĩ tiêu cực và tuyệt vọng. Hãy tham khảo chiến lược đơn giản “LEAD” của Stoltz đã nêu trên để nâng cao khả năng tự kiểm soát cuộc sống của chính mình.
Cải thiện chỉ số vuợt khó
Khi cuộc sống phát triển, những áp
lực trong công việc cao hơn thì EQ (chỉ số tình cảm) cao hay IQ (chỉ số
thông minh) cao không hoàn toàn quyết định thành công. Có một yếu tố
quan trọng góp phần làm nên kết quả cuối cùng, đó là AQ (chỉ số vượt
khó).
AQ là gì?
Vào những năm 90, sau gần 2 thập kỷ nghiên cứu, tiến sĩ Paul G. Stoltz đưa ra giả thuyết rằng khả năng giải quyết khó khăn trong cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả của một người sẽ là yếu tố quyết định lớn cho sự thành công của người đó.
Những người có AQ thấp được xếp từ những người thù ghét khó khăn, tránh né thử thách đến những người lì lợm từ chối bước ra khỏi vòng an toàn của họ.
Trong khi đó, những người có AQ cao lại sẵn sàng đón nhận khó khăn, thậm chí còn tìm kiếm thử thách. Họ vững chãi và tập trung vượt qua thời điểm không thuận lợi. Những người này thường làm việc có hiệu quả hơn, kiểm soát stress tốt hơn và sống một cuộc sống thú vị hơn.
Bạn hãy thử đánh giá chỉ số AQ của mình xem sao. Hãy cố gắng nhớ lại những sự kiện tệ hại xảy ra với bạn. Bạn đã từng thất bại trong việc ký kết một hợp đồng? Máy tính của bạn trục trặc khi bạn đang cần phải làm báo cáo gấp? Bạn tốn bao nhiêu thời gian để vượt qua những khó khăn, lấy lại cân bằng và trở lại công việc?
Tiến sĩ Stoltz nói: “Nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận khó khăn thì chúng ta sẽ tự làm tăng AQ của mình lên. AQ cao biến chúng ta thành con người kiên cường, gan dạ và khoẻ mạnh”. Như vậy, nếu bạn gặp phải một vấn đề khó nuốt, hãy xem nó như một sự thử thách cho ý chí của bạn.
Thậm chí nếu có AQ thấp thì bạn vẫn có thể rèn luyện để cái thiện nó lên. Sau đây là những gì bạn có thể làm để phát triển chỉ số AQ của mình.
Rèn luyện để nâng cao chỉ số AQ
1. Biết kiểm soát
Khi gặp phải khó khăn, bạn đừng vội cho rằng mình bất lực. Những người có AQ thấp thường chấp nhận thua cuộc trước khi đấu tranh. Họ là những người luôn luôn thất bại.
Hãy tin tưởng rằng mình có thể điều khiển, kiểm soát được mọi tình huống. Và với lòng tin ấy, hãy đặt ra những hành động cụ thể để có thể làm chủ được tình huống. Điều này khiến mọi con đường của bạn đều hướng về phía trước.
2. Cho những khó khăn một thời hạn cuối
Đừng đắm chìm mãi trong việc thương tiếc bản thân. Nếu bạn gặp khó khăn, đừng than thở: “Tình huống xấu này luôn luôn xảy ra với tôi. Tôi sẽ chẳng bao giờ khá được”. Hãy cố gắng thể hiện khả năng của mình. Trước hết là chấp nhận thất bại và thua thiệt. Sau đó là cố gắng tập trung phát triển công việc.
3. Nhìn xa trông rộng
Hãy thử suy nghĩ cho thật kỹ: Liệu khó khăn này có hủy hoại mọi thứ trong công việc của bạn? Nếu bạn tin rằng những thất bại tạm thời đó báo hiệu công việc của bạn chấm hết, bạn sẽ nản lòng. Điều này có thể dẫn tới thái độ làm việc tiêu cực và đưa ra các quyết định tồi. Với những kết quả đó, bạn có thể hủy hoại chính tương lai của mình.
4. Bình tĩnh, suy nghĩ chu đáo
Hãy tỉnh táo suy nghĩ xem cái gì đã xảy ra trước khi quyết định tiếp theo sẽ làm gì. Những người có AQ thấp thường thất bại vì lý do họ chỉ có một mình để giải quyết khó khăn. Tự nhận trách nhiệm thái quá có thể sẽ bẻ gãy cố gắng, hy vọng và tự tin của bạn.
Thay vào đó, hãy tự hỏi: Ai, cái gì gây ra khó khăn này? Và tôi có thể giải quyết nó được bao nhiêu?
Sự đánh giá chính xác và khách quan sẽ giúp bạn nhận ra vai trò của bạn trong việc gây ra khó khăn đó. Nó cũng sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng khác.
Có thể lấy ví dụ về Quỳnh, cô được giao lãnh đạo nhóm điều tiết một dự án. Nhưng hợp đồng lại rơi vào tay đối thủ cạnh tranh vì họ chào giá thấp hơn. Quỳnh đã không nhìn thấy trước điều này. Lỗi của Quỳnh chính là đã quyết định đưa ra các hạng mục khá ấn tượng, nhưng chi phí lại quá cao.
Bằng việc tự chịu trách nhiệm về kết quả không tốt và cũng nhận ra đó không phải hoàn toàn do lỗi ở cô, cô cảm thấy mạnh mẽ hơn. Cô học hỏi từ sai lầm và tiếp tục tiến lên.
Vào những năm 90, sau gần 2 thập kỷ nghiên cứu, tiến sĩ Paul G. Stoltz đưa ra giả thuyết rằng khả năng giải quyết khó khăn trong cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả của một người sẽ là yếu tố quyết định lớn cho sự thành công của người đó.
Những người có AQ thấp được xếp từ những người thù ghét khó khăn, tránh né thử thách đến những người lì lợm từ chối bước ra khỏi vòng an toàn của họ.
Trong khi đó, những người có AQ cao lại sẵn sàng đón nhận khó khăn, thậm chí còn tìm kiếm thử thách. Họ vững chãi và tập trung vượt qua thời điểm không thuận lợi. Những người này thường làm việc có hiệu quả hơn, kiểm soát stress tốt hơn và sống một cuộc sống thú vị hơn.
Bạn hãy thử đánh giá chỉ số AQ của mình xem sao. Hãy cố gắng nhớ lại những sự kiện tệ hại xảy ra với bạn. Bạn đã từng thất bại trong việc ký kết một hợp đồng? Máy tính của bạn trục trặc khi bạn đang cần phải làm báo cáo gấp? Bạn tốn bao nhiêu thời gian để vượt qua những khó khăn, lấy lại cân bằng và trở lại công việc?
Tiến sĩ Stoltz nói: “Nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận khó khăn thì chúng ta sẽ tự làm tăng AQ của mình lên. AQ cao biến chúng ta thành con người kiên cường, gan dạ và khoẻ mạnh”. Như vậy, nếu bạn gặp phải một vấn đề khó nuốt, hãy xem nó như một sự thử thách cho ý chí của bạn.
Thậm chí nếu có AQ thấp thì bạn vẫn có thể rèn luyện để cái thiện nó lên. Sau đây là những gì bạn có thể làm để phát triển chỉ số AQ của mình.
Rèn luyện để nâng cao chỉ số AQ
1. Biết kiểm soát
Khi gặp phải khó khăn, bạn đừng vội cho rằng mình bất lực. Những người có AQ thấp thường chấp nhận thua cuộc trước khi đấu tranh. Họ là những người luôn luôn thất bại.
Hãy tin tưởng rằng mình có thể điều khiển, kiểm soát được mọi tình huống. Và với lòng tin ấy, hãy đặt ra những hành động cụ thể để có thể làm chủ được tình huống. Điều này khiến mọi con đường của bạn đều hướng về phía trước.
2. Cho những khó khăn một thời hạn cuối
Đừng đắm chìm mãi trong việc thương tiếc bản thân. Nếu bạn gặp khó khăn, đừng than thở: “Tình huống xấu này luôn luôn xảy ra với tôi. Tôi sẽ chẳng bao giờ khá được”. Hãy cố gắng thể hiện khả năng của mình. Trước hết là chấp nhận thất bại và thua thiệt. Sau đó là cố gắng tập trung phát triển công việc.
3. Nhìn xa trông rộng
Hãy thử suy nghĩ cho thật kỹ: Liệu khó khăn này có hủy hoại mọi thứ trong công việc của bạn? Nếu bạn tin rằng những thất bại tạm thời đó báo hiệu công việc của bạn chấm hết, bạn sẽ nản lòng. Điều này có thể dẫn tới thái độ làm việc tiêu cực và đưa ra các quyết định tồi. Với những kết quả đó, bạn có thể hủy hoại chính tương lai của mình.
4. Bình tĩnh, suy nghĩ chu đáo
Hãy tỉnh táo suy nghĩ xem cái gì đã xảy ra trước khi quyết định tiếp theo sẽ làm gì. Những người có AQ thấp thường thất bại vì lý do họ chỉ có một mình để giải quyết khó khăn. Tự nhận trách nhiệm thái quá có thể sẽ bẻ gãy cố gắng, hy vọng và tự tin của bạn.
Thay vào đó, hãy tự hỏi: Ai, cái gì gây ra khó khăn này? Và tôi có thể giải quyết nó được bao nhiêu?
Sự đánh giá chính xác và khách quan sẽ giúp bạn nhận ra vai trò của bạn trong việc gây ra khó khăn đó. Nó cũng sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng khác.
Có thể lấy ví dụ về Quỳnh, cô được giao lãnh đạo nhóm điều tiết một dự án. Nhưng hợp đồng lại rơi vào tay đối thủ cạnh tranh vì họ chào giá thấp hơn. Quỳnh đã không nhìn thấy trước điều này. Lỗi của Quỳnh chính là đã quyết định đưa ra các hạng mục khá ấn tượng, nhưng chi phí lại quá cao.
Bằng việc tự chịu trách nhiệm về kết quả không tốt và cũng nhận ra đó không phải hoàn toàn do lỗi ở cô, cô cảm thấy mạnh mẽ hơn. Cô học hỏi từ sai lầm và tiếp tục tiến lên.
(ST)
Bình Luận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét