Theo cách nói của các công ty, KPIs hoặc Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc đều là những cột mốc báo hiệu. Chúng chỉ ra mức độ làm việc hiệu quả của một người hoặc một công ty. Nói một cách khác, nếu đạt được KPIs thì công việc đã được thực hiện tốt.
KPI trong bài viết dưới đây được dùng để đánh giá Hiệu quả của một bài Thuyết trình, tuy cũng tương tự như KPI trong kinh doanh nhưng mỗi chữ cái đầu lại mang ý nghĩa khá khác biệt.
KPIs: Những ký tự bản thân chúng không thể mang những ý nghĩa đặc biệt trừ khi chúng ta tạo ra cho chúng.
Tách riêng từng chữ cái đầu của KPI, chúng ta có thể giải thích những điều cốt yếu của một bài thuyết trình hiệu quả. thuyết trình."3Ks" có thể được hiểu như những quy tắc của một bài thuyết trình hiệu quả . "3Ps" là những yếu tố cần thiết để có được "3Ks". Cuối cùng là "3Is" sẽ giúp hoàn thiện bài thuyết trình, giúp nó hoàn thành và trở nên nổi bật.
"Know Your Objective"- Mỗi bài thuyết trình đều có một mục tiêucực kỳ quan trọng mà người thuyết trình cần phải nắm thật rõ mục tiêu đó. Dựa vào đó, người thuyết trình có thể lựa chọn cho họ cách thuyết trìn h phù hợp như là: độ nặng nhẹ của giọng nói khi thuyết trình, ngôn ngữ chính khi thuyết trình, lập trường .v..v.. Những thứ đó sẽ tạo nên sự khác biệt rất lớn.
"Know Your Audience"- Thậm chí khi đã nắm rõ được mục tiêu, bài thuyết trình vẫn có thể sai hướng nếu người thuyết trình không biết rõ về người nghe mục tiêu. Mức độ hiểu biết, thu hút, tôn trọng đối với người nói là khác nhau trong mỗi người. Do đó, việc trình bày thông điệp phù hợp với mục tiêu là cực kỳ quan trọng.
"Key Message"- Người nghe cần có được một thứ gì đó để rút ra được từ bài thuyết trình. Đó là một thứ quan trọng nhất trong bài thuyết trình, người nghe cần nắm thật rõ về nó thậm chí sau khi đã quên hết những thứ khác trong bài thuyết trình. Đó là thông điệp chính của bài thuyết trình và khả năng truyền tải được nó tạo ra sự khác biệt giữa bài thuyết trình hay với những bài thuyết trình tầm thường.
"Plan" Mặc dù lên kế hoạch là việc làm căn bản nhất, nhưng hầu hết các diễn giả đều không lên kế hoạch cho các bài thuyết trình của mình. Khá giống như câu ngạn ngữ trong quân sự "Nếu không hoạch định trong công việc trước, tức là bạn đã tự chuốc lấy thất bại”, cũng có nghĩa là nếu một diễn giả không lên kế hoạch cho phần trình bày của mình, thì rồi cũng sẽ ước rằng thà mình đừng bước lên sân khấu.
"Prepare" Việc chuẩn bị – Có lẽ bởi vì khi đối mặt với việc sống hoặc chết, chỉ có tập luyện tốt mới có thể giúp bạn có cơ hội chiến đấu; chúng tôi đã học hỏi được nhiều ý tưởng quản lý từ quân đội. "Lên kế hoạch rõ ràng và chuẩn bị kĩ lưỡng giúp tránh khỏi những sai sót trong lúc thực hiện” là một trong những câu ngạn ngữ xuất phát từ quân đội, và cũng là một câu kết luận hoàn hảo cho sự cần thiết của việc chuẩn bị.
"Practice" Diễn tập thường xuyên và thực hiện – Khi đó sự thể hiện của bạn lúc nào cũng là một trong những phần thể hiện tốt nhất mà bạn đã từng làm. Một phần thể hiện tồi tệ sẽ chỉ có hại mà không có lợi, nó sẽ làm tiêu tan hết ý chí để bạn đứng lên và thực hiện phần thuyết trình.
"Intuition" Trực giác là thuộc tính của bản năng. Khi làm một việc nào đó, nhờ trực giác, chúng ta thường cảm nhận được một số vấn đề có thể gặp phải và chuẩn bị cách để xử lý chúng. Việc lập kế hoạch chi tiết và diễn tập cho các tình huống có thể xảy ra là điều quan trọng.
"Improvisation" Khả năng tùy cơ ứng biến cần được tận dụng triệt để khi có sự việc xảy ra ngoài ý muốn. Người diễn thuyết tốt là người có thể ứng biến linh hoạt và hoàn tất bài thuyết trình như đã định.
"Innovation" Hầu hết mọi người đều thích sự mới mẻ, thú vị. Nhiều người đã phá bỏ quy luật vốn có để đạt được mục tiêu, kết nối và truyền tải thông điệp đến khán giả. Nếu bạn có năng khiếu đặc biệt ở lĩnh vực này, bạn cứ cố gắng trau dồi kỹ năng và sẽ thành công hơn cả mong đợi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét