Vai trò của giám đốc bán hàng
Theo xu hướng kinh doanh hiện đại ngày nay, cụm từ giám đốc bán hàng hay giám đốc kinh doanh trở nên hết sức quen thuộc, tuy nhiên trên thực tế rất khó tìm được một định nghĩa chính xác về vai trò và trách nhiệm của một giám đốc bán hàng, họ là một quản lý bán hàng ngoài thị trường (Field Sales Manager), hay họ là một nhân viên bán hàng cao cấp (Senior Sales Rep.).Người giám đốc bán hàng đóng một vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng. Nói một cách hết sức đơn giản, anh Huỳnh Phú Hải, Giám đốc kinh doanh Công ty Dược phẩm SPM, cho rằng "Vai trò quan trọng nhất của giám đốc bán hàng là quản lý đội bán hàng. Giám đốc bán hàng phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng. Ngoài trách nhiệm chủ yếu là lãnh đạo những nhân viên bán hàng, họ còn là đại diện của công ty đối với khách hàng".
Trách nhiệm của giám đốc bán hàng
Giám đốc bán hàng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ giống như bất kỳ giám đốc nào khác bao gồm việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Nhưng quan trọng nhất vẫn là quản trị đội ngũ chào hàng sao cho thật hiệu quả và sung sức.Anh Nguyễn Hồng Sơn (Giám đốc kinh doanh Công ty EOSS) ví nhân viên bán hàng là vận động viên còn giám đốc bán hàng là huấn luyện viên. Giám đốc phải thông qua các nhân viên, tận dụng sự hợp tác hăng hái của toàn thể đội ngũ nhân viên bán hàng trong phòng kinh doanh để đạt được mục tiêu doanh thu. Do đó, quản lý đội bán hàng phải là người thích giúp đỡ những người khác đạt được mục tiêu đề ra. Hơn nữa, theo anh Huỳnh Phú Hải "Giám đốc phải công nhận vai trò quan trọng của các nhân viên bán hàng và chấp nhận trong nhiều trường hợp bản thân mình chỉ đóng một vai trò thứ yếu hỗ trợ cho nhân viên".
Một trong những trách nhiệm của người giám đốc bán hàng là phát triển một đội ngũ chào hàng hoạt động có hiệu quả. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một đội ngũ bán hàng hùng mạnh và "máu lửa". Thế nhưng, tìm một người bán hàng giỏi hoặc sẵn có năng lực bán hàng "bẩm sinh" là điều hết sức khó khăn. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất của giám đốc bán hàng là "nâng cấp" đội ngũ mà bạn đang có trong tay, hoặc rèn luyện để nâng cao các phẩm chất bán hàng của chính mình vì đó cũng là những phẩm chất của người thành công.
Truyền lửa đội sales
Hiện nay, có rất nhiều quản lý bán hàng, giám đốc bán hàng làm rất tốt chuyên môn về quản lý hoạt động, công việc bán hàng nhưng chẳng dễ dàng gì khi quản lý đội ngũ nhân sự của mình, càng khó hơn khi quản lý đến con người mà nhất là nhân viên bán hàng. Anh Phạm Vũ Đôn, Giám đốc kinh doanh Công ty Thương mại Dịch vụ Quang Việt, thừa nhận "Quản lý nhân sự bán hàng khó hơn bất kỳ một lực lượng nào khác, vì đội ngũ bán hàng đa thành phần, cá tính mạnh, tính chất công việc phức tạp và họ không ngồi một chỗ".
Sự thành công hay thất bại của giám đốc bán hàng liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho công ty.
Anh Nguyễn Hồng Sơn cho rằng "Để lãnh đạo một lực lượng bán hàng
thành công, nhà quản lý bán hàng phải là một chuyên gia về tâm lý, một
tướng dày dạn kinh nghiệm thị trường. Sự thành công trong công việc kinh
doanh của nhà quản lý không phải tự mình làm ra mà phải thông qua đội
ngũ nhân viên của mình". Nếu như sếp và các chính sách do họ đưa ra là tác nhân chính yếu làm cho nhân viên "xìu",
không thỏa mãn với công việc, thì cũng chính sếp, và tài năng lãnh đạo
của họ, là nguyên nhân quan trọng trong việc làm cho nhân viên hứng khởi
trong công việc của mình. Vì thế, để truyền lửa cho nhân viên, sếp cũng
phải có lửa. Một nhà quản lý không có động lực thì không thể nào tạo
động lực cho cấp dưới. Một người sếp làm việc với tâm trạng bình bình,
kiểu "sao cũng được" thì khó mà có đội ngũ nhân viên hăng hái. Anh Phạm Vũ Đôn cho biết: "Không
phải quảng cáo hay và khuyến mãi đặc biệt mà chính sự hăng hái, nhiệt
tình trong công việc của đội ngũ nhân viên bán hàng mới là yếu tố quyết
định đến doanh số nên chúng tôi rất coi trọng việc động viên, kích thích
tinh thần làm việc của anh em".Không những tự biết động viên mình tốt, các giám đốc bán hàng còn phải có khả năng truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên cấp dưới một cách tuyệt vời. Tùy theo tính nết và nhu cầu của từng nhân viên mà người lãnh đạo sẽ có cách động viên phù hợp nhất. Có nhân viên rất thích được khen giữa tập thể thì người lãnh đạo sẽ khéo léo nhắc đến các việc làm tốt của anh ta trong cuộc họp. Có nhân viên hay để nước đến chân mới nhảy thì phải ép ngay từ đầu tháng, tiếp theo sau đó là thường xuyên theo dõi và đôn đốc. "Bách nhân bách tính". Để phát huy tối đa tiềm năng của nhân viên, các giám đốc bán hàng thường phải có "bách chiêu" là vì vậy.
Sự thăng tiến vào chức vụ giám đốc bán hàng không phải là một câu chuyện thần tiên mà từ đó mọi người có một cuộc sống hạnh phúc. Quản lý đội bán hàng được ví như "điểm chọn của lưỡi gươm", là phần sắc bén nhất, quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh với đối thủ kinh doanh khác. Hành động và quyết định của giám đốc bán hàng có thể là cú hích cuối cùng dẫn đến thành công. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều công ty đã dần dần nhận thức được rằng bộ phận bán hàng cần được đặt tại tâm điểm của sự chú ý. Đặc biệt ở các lĩnh vực mà nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, như công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng..., thì vai trò của người giám đốc kinh doanh còn được đặt cao hơn bao giờ hết.
Những phong cách quản lý của Giám đốc bán hàng
* Độc đoánNhà quản lý bán hàng theo mẫu này thường điều hành với những nguyên tắc rất quân phiệt và quyết liệt. Nếu bạn theo cách đó, phải coi chừng xu hướng biến mình thành một kẻ quá cầu toàn và đòi hỏi quá cao ở nhân viên. Cách quản lý này tuy có thể giúp duy trì mức độ kỷ luật trong công ty nhưng lại hạn chế sức sáng tạo của nhân viên.
Đây là dạng quản lý bán hàng thường gặp nhất. Các nhà quản lý dạng này trông rất bận rộn, thường chẳng bao giờ đi bán hàng cùng nhân viên được trọn cả ngày. Cách quản lý này tạo cho nhân viên sự chủ động và sáng tạo trong lúc bán hàng nhưng đôi khi nhân viên lại có cảm giác mình bị bỏ rơi.
* Làm thay
Cũng có những quản lý thường bắt tay vào làm hộ cho nhân viên. Do quá cầu toàn và không chịu nổi sự lề mề hay chậm hiểu của nhân viên, họ tự làm luôn cho lính. Kiểu quản lý này có thể giúp giám đốc hoàn thành công việc theo ý mình nhưng dễ tạo cho nhân viên thói quen ỷ lại cấp trên, lâu ngày sẽ tạo nên sức ì.
* Huấn luyện viên
Các huấn luyện viên luôn tận dụng mọi cơ hội để chỉ dẫn thêm cho nhân viên của mình. Họ luôn thống nhất, hướng dẫn và thảo luận cách làm, theo sát khi nhân viên thực hiện để cùng tổng kết đánh giá. Làm việc với nhà quản lý này, nhân viên không những đạt được chỉ tiêu bán hàng mà còn học hỏi được nhiều điều hay như việc lập chỉ tiêu bán hàng, cách tiếp cận khách hàng và xử lý tình huống phản đối.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét