Home » Làm Việc Nhóm
Các kỹ năng cơ bản trong Xây dựng và Làm việc nhóm
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014
Làm việc theo nhóm (team- work) nghĩa là cùng nhau hướng về một mục
tiêu chung, cùng phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong học tập hoặc
trong công việc. Kết quả của sự cộng tác này đôi khi hiệu quả hơn cả sự
mong đợi. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng được trôi chảy hay đạt
được kết quả mà các bạn mong muốn. Có nhiều lý do khách quan lẫn chủ
quan mà nhóm hoạt động của chúng ta không đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì
thế, các bạn phải làm thế nào để các thành viên trong nhóm thực sự có
trách nhiệm với yêu cầu đặt ra ban đầu. Hoặc làm sao để tạo được môi
trường và điều kiện tốt nhất để việc hoạt động theo nhóm có hiệu quả tối
ưu. Dưới đây là một số chia sẻ về kỹ năng xây dựng và làm việc nhóm:
Các giai đoạn thành lập nhóm
1. Giai đoạn thứ nhất: sẽ là việc thành lập nhóm. Trong giai đoạn này, các thành viên có thể chưa hiểu nhau và chưa có ý tưởng về nhóm cũng như sáng kiến về những công việc mà nhóm sẽ làm. Giai đoạn này kết thúc, khi các thành viên trong nhóm nhận ra rằng mình đang hoạt động trong một nhóm người có cùng mục tiêu.
2. Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn chọn ra trưởng nhóm (leader). Vì người trưởng nhóm có ảnh hưởng rất nhiều đến công việc chung của cả nhóm. Nên người được chọn phải là người được sự tín nhiệm của hầu hết các thành viên còn lại. Nếu bạn được chọn làm leader, bạn hãy cẩn trọng và quan tâm đến khả năng- sở trường- sở đoản của từng thành viên để có thể đạt hiệu quả cao khi phân công nhiệm vụ. Và trưởng nhóm sẽ là người thống nhất luật, để mọi hoạt động có thể dễ dàng hơn. Giai đoạn này kết thúc khi tất cả các thành đều ủng hộ leader và sẽ tuân theo sự hướng dẫn hoặc phân công của leader. Lưu ý rằng: không phải khi bạn nói nhiều hoặc làm nhiều việc mà bạn sẽ được chọn làm leader.
3. Giai đoạn thứ ba: Là giai đoạn bắt đầu làm việc. Các thành viên trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ từ leader và hiểu rõ hơn về công việc mà mình sẽ làm.
4. Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn mỗi thành viên nắm chắc được vấn đề hay nhiệm vụ cần làm và triển khai theo kế hoạch đã được vạch ra trước đó. Trong một số dự án thì giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng với trường hợp dự án là không có kế hoạch dừng lại, ví dụ như thành lập công ty chẳng hạn, giai đoạn này thường là giai đoạn tốt nhất để đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi thành viên trong nhóm.
5. Giai đoạn thứ năm: Là giai đoạn hoàn thành, tổng kết những kết quả đạt được; và giải thể nhóm.
Lý thuyết là như thế, nhưng trên thực tế có rất nhiều vấn đề xung quanh việc thành lập nhóm. Một điều rất quan trọng mà các bạn cần lưu ý là: để việc thành lập nhóm đạt hiệu quả tối ưu, điều kiện cần thiết là mỗi thành viên đều thực sự muốn thành lập và xây dựng nhóm bằng những hành động hoặc thái độ cụ thể.
Kỹ năng làm việc nhóm: chúng ta có 7 kỹ năng cơ bản:
1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) các ý kiến giữa các thành viên.
2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau, để mỗi thành viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân và cùng đạt đến mục tiêu chung trong công việc với các thành viên còn lại.
6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Để nhóm hoạt động có hiệu quả cao nhất, dù trong học tập, trong công việc hay trong những trò chơi tập thể, một điều kiện không thể thiếu là tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Dù công việc có khó khăn đến đâu, khi mọi người cùng cố gắng và đặt mục tiêu công việc lên hang đầu, chắc chắn lúc đó, thành công mà các bạn đã hướng tới sẽ đến rất gần.
Tạm kết:
Có đôi khi, những người chúng ta không thích (hay nói đúng hơn là không thích làm việc chung với họ) nhưng do sự phân công- sắp xếp của thầy cô hoặc cấp trên, buộc lòng ta phải làm việc chung với họ. Nhưng vì mục tiêu công việc đã đặt ra, đòi hỏi công việc như thế, lúc đó, chúng ta nên vui vẻ, hòa đồng và cố gắng tạo không khí vui tươi cũng như môi trường làm việc tốt nhất cho mọi người Từ đó, chúng ta sẽ hình thành nên một nhóm làm việc với những kết quả tốt nhất.
Trong môi trường làm việc và học tập của các bạn sau này sẽ chắc chắn các bạn sẽ phải hoạt động và làm việc theo nhóm. Khi đó, các bạn nên lưu ý rằng, dù các bạn là ai, thành viên hay trưởng nhóm, thì các bạn nên đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Đôi khi những ý tưởng tưởng chừng như “không giống ai” lại chính câu nói dẫn đến thành công cho công việc của các bạn.
Bài Viết Này Thuộc Chủ Đề >>
Kỹ Năng, Làm Việc Nhóm
1. Giai đoạn thứ nhất: sẽ là việc thành lập nhóm. Trong giai đoạn này, các thành viên có thể chưa hiểu nhau và chưa có ý tưởng về nhóm cũng như sáng kiến về những công việc mà nhóm sẽ làm. Giai đoạn này kết thúc, khi các thành viên trong nhóm nhận ra rằng mình đang hoạt động trong một nhóm người có cùng mục tiêu.
2. Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn chọn ra trưởng nhóm (leader). Vì người trưởng nhóm có ảnh hưởng rất nhiều đến công việc chung của cả nhóm. Nên người được chọn phải là người được sự tín nhiệm của hầu hết các thành viên còn lại. Nếu bạn được chọn làm leader, bạn hãy cẩn trọng và quan tâm đến khả năng- sở trường- sở đoản của từng thành viên để có thể đạt hiệu quả cao khi phân công nhiệm vụ. Và trưởng nhóm sẽ là người thống nhất luật, để mọi hoạt động có thể dễ dàng hơn. Giai đoạn này kết thúc khi tất cả các thành đều ủng hộ leader và sẽ tuân theo sự hướng dẫn hoặc phân công của leader. Lưu ý rằng: không phải khi bạn nói nhiều hoặc làm nhiều việc mà bạn sẽ được chọn làm leader.
3. Giai đoạn thứ ba: Là giai đoạn bắt đầu làm việc. Các thành viên trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ từ leader và hiểu rõ hơn về công việc mà mình sẽ làm.
4. Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn mỗi thành viên nắm chắc được vấn đề hay nhiệm vụ cần làm và triển khai theo kế hoạch đã được vạch ra trước đó. Trong một số dự án thì giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng với trường hợp dự án là không có kế hoạch dừng lại, ví dụ như thành lập công ty chẳng hạn, giai đoạn này thường là giai đoạn tốt nhất để đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi thành viên trong nhóm.
5. Giai đoạn thứ năm: Là giai đoạn hoàn thành, tổng kết những kết quả đạt được; và giải thể nhóm.
Lý thuyết là như thế, nhưng trên thực tế có rất nhiều vấn đề xung quanh việc thành lập nhóm. Một điều rất quan trọng mà các bạn cần lưu ý là: để việc thành lập nhóm đạt hiệu quả tối ưu, điều kiện cần thiết là mỗi thành viên đều thực sự muốn thành lập và xây dựng nhóm bằng những hành động hoặc thái độ cụ thể.
Kỹ năng làm việc nhóm: chúng ta có 7 kỹ năng cơ bản:
1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) các ý kiến giữa các thành viên.
2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau, để mỗi thành viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân và cùng đạt đến mục tiêu chung trong công việc với các thành viên còn lại.
6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Để nhóm hoạt động có hiệu quả cao nhất, dù trong học tập, trong công việc hay trong những trò chơi tập thể, một điều kiện không thể thiếu là tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Dù công việc có khó khăn đến đâu, khi mọi người cùng cố gắng và đặt mục tiêu công việc lên hang đầu, chắc chắn lúc đó, thành công mà các bạn đã hướng tới sẽ đến rất gần.
Tạm kết:
Có đôi khi, những người chúng ta không thích (hay nói đúng hơn là không thích làm việc chung với họ) nhưng do sự phân công- sắp xếp của thầy cô hoặc cấp trên, buộc lòng ta phải làm việc chung với họ. Nhưng vì mục tiêu công việc đã đặt ra, đòi hỏi công việc như thế, lúc đó, chúng ta nên vui vẻ, hòa đồng và cố gắng tạo không khí vui tươi cũng như môi trường làm việc tốt nhất cho mọi người Từ đó, chúng ta sẽ hình thành nên một nhóm làm việc với những kết quả tốt nhất.
Trong môi trường làm việc và học tập của các bạn sau này sẽ chắc chắn các bạn sẽ phải hoạt động và làm việc theo nhóm. Khi đó, các bạn nên lưu ý rằng, dù các bạn là ai, thành viên hay trưởng nhóm, thì các bạn nên đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Đôi khi những ý tưởng tưởng chừng như “không giống ai” lại chính câu nói dẫn đến thành công cho công việc của các bạn.
Xman - Thegioimanguon
Bình Luận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét